Chợ thông tin Thiết bị Viễn thông Việt Nam
Trở lại   Chợ thông tin Thiết bị Viễn thông Việt Nam Quảng Cáo - Tuyển dụng - Thảo Luận - Tìm mua - Đặt hàng Tâm tình dân kỹ thuật
Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
Cũ 11-03-2013, 12:52 PM   #1
chae
Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 64
Online Status: chae đang online
Mặc định Chán nản ! Các môn trái chuyên ngành, liệu có quá cần thiết.

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Với lòng đam mê khoa học tự nhiên (nhất là Vật lý ) mình dự thi vào một trường Kĩ thuật hệ đại học. Với những ngày đầu đi học đúng với mình là sự hứng thú cao độ khi tiếp cận với những kiến thức chuyên môn rất hay và thực tế. Được tận tay " vào " và hiểu những thứ mình chưa hề có và đang tìm bấy lâu. Ngẫm rằng niềm hứng thú sẽ kéo dài đến khi ra trường nhưng mình đã nhầm. Từng ngày trôi qua, cái hứng thú giảm dần, sự chán nản tăng lên ...
Mình chán rất nhiều thứ :
Tín chỉ :
Đây là hình thức đào tạo mà nước ta áp dụng của nước ngoài khi trình độ được đánh giá theo thang điểm 4. Với thang điểm này người được 4.0 bằng người được 5.4, người được 7.0 bằng 8.4. Đó là một sự không công bằng.....
Kiến thức :
Kiến thức chuyên ngành ngày càng bị cắt xén giảm thời lượng và bù vào đó là các môn cực kì trái chuyên ngành bao hàm rất nhiều lĩnh vực đã chiếm quá nhiều thời gian và dung lượng kiến thức. Một sự lí luận là mỗi chúng ta phải phát triển một cách toàn diện và phải học nhiều lĩnh vực là điều đương nhiên. Tuy nhiên hãy nhìn khía cạnh khác, với mỗi chúng ta, khi phải làm những việc mình không thích thì kết quả sẽ không bao giờ cao và những thứ không cần thiết nhanh chóng bị loại bỏ khỏi bộ não. Tôi chắc chắn rằng những môn như thế các bạn cũng như tôi, chỉ sau 1 thời gian rất ngắn kiến thức lĩnh vực đó trở về zero ( 0 ) bởi vì nó không được ứng dụng nhiều nếu không muốn nói là rất ít ứng dụng. Như vậy giảng dạy những môn đó cho lại kết quả khả quan không trong khi các môn chuyên ngành thiết thực bị cắt giảm. Ví dụ : Với môn " Lập trình vi điều khiển " là một môn có thể nói là quan trọng vào bậc nhất đối với ngành Điện tử vậy mà bị cắt giảm xuống còn 2 DVHT ( 30 tiết ) trong khi " Pháp luật đại cương" nghiễm nhiên chiếm 45 tiết. Và 1 tháng sau khi học kiến thức lại như mới.
Thực tập :
Với sinh viên kĩ thuật việc thực tập rất quan trọng giúp ta tiếp cận thực tế, nâng cao trình độ, tính kỉ luật trong lao động. Với việc kiến thức chuyên ngành trên lớp bị cắt giảm thì với thực tập nó là sự chán nản tột độ khi mà ngay cả thực tập cũng trái chuyên ngành nốt. Việc đi thực tập cũng không mấy khả quan khi mang tiếng là thực tập chuyên ngành mà chúng mình không được biết thêm một chút kiến thức nào và công việc của chúng mình là người thì ngồi cầm tua vít chỉ việc vặn con ốc, người đi thông cống, đập tường, khoan bê tông, vác sắt vụn làm việc 10 tiếng 1 ngày để nhận đồng lương 20.000 trong khi chúng mình là sinh viên đại học đi thực tập " chuyên ngành ". Nói ra mấy người công nhân đó còn không tin bảo nói xạo, chúng mình chắc là mấy thằng học hết cấp 3 làm công nhân đi thử việc.
Gian lận thi cử :
Không đâu gian lận nhiều bằng các trường đại học cao đẳng. Nói vậy không phải nói quá chứ sau các kì thi hẳn ai cũng biết sân trường, lớp học, dưới nền nhà và trong các ngăn bàn đó là một kho tàng kiến thức mini được tích hợp bằng công nghệ siêu nhỏ . Nào là ruột mèo, lá mít rồi đủ các thể loại. Không phải sinh viên chúng ta kém cỏi mà đó là những môn trái tay mà nếu lõ không qua thì .... Trong khi một con người không thể giỏi các lĩnh vực được. Từ khi trường chuyển sang tín chỉ thì số lượng phao tăng đột biến vì theo tín chỉ không qua là học lại luôn nên phong trào gian lận ngày càng lên cao.
Tiểu luận :
Đây là cái ách đang đeo vào cổ mỗi sinh viên, với 1 môn học sinh viên phải có 1 bài tiểu luận viết bằng tay không dưới 20 tờ. Nó đã chiếm mất hầu hết thời gian của SV khi tìm kiến thức và đa số chọn giải pháp " đi chép cho nhanh " và khi chép xong chả hiểu mình đã viết cái gì nữa. Đó là 1 kiểu chống chế khi sinh viên muốn giải thoát mình. Và thầy giáo cũng không sung sướng hơn khi đối mặt với hàng trăm cuốn tiểu luận viết tay. Ngồi ngồi , đọc đọc, mà chũ viết tay đâu có phải ai cũng đọc được nên đa số thầy giáo chọn giải pháp " đếm trang cho điểm ". Và cuối cùng tiểu luận nó chỉ có nhiệm vụ đốt thời gian. Lợi ít mà không lợi thì......
Cải thiện, học lại :
Có 1 việc rất là vô lí, ai đã qua rồi, đóng thêm tiền cải thiện ( khá đắt ) sẽ được học lại để nâng cao điểm, nếu cao hơn thì lấy, thấp hơn thì thôi và cũng vì đó mà điểm lần 1 thì bình thường thôi nhưng nếu cải thiện thì cao hơn. Cùng 1 bài thi nếu chấm bình thường thì khác, chấm cải thiện thì khác. Để cải thiện sinh viên sẽ phải đưa ra một khoản tiền không nhỏ. Tính sơ qua 1 tháng hè nhà trường thu về không dưới 5 trăm triệu tiền cải thiện. Nó sẽ đi đâu.......
_______________
Và còn rất nhiều cái vô lí khác mà đến giờ sinh viên các khoa ai ai cũng ngán ngẩm với kiểu đào tạo ấy. Nó phụ thuộc cũng phần lớn vào bộ giáo dục và đào tạo nên nhiều người bạn mình có tình trạng cũng không khác là mấy. Cứ hỏi rằng bảo sao kĩ thuật nước ta cứ mãi đi sau nước ngoài khi đất nước độc lập đã hơn 30 năm không phải là thời gian ngắn. Sự phát triển kĩ thuật bây giờ phụ thuộc vào các tầng lớp sinh viên đang được đào tạo trong các trường mà trong khi đó họ vật lộn với đống kiến thức hỗn hợp đã đủ chết rồi thì sao họ có thời gian để mà tìm tòi, thí nghiệm , sáng tạo nữa.
Thiết nghĩ trường nào cũng như nhau thôi không khác là mấy, các bác cùng thảo luận đi nào !!!!
  Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Cũ 11-03-2013, 12:52 PM   #2
horstsung
Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 55
Online Status: horstsung đang online
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Âu cũng là ở VN nó thế , ở nước ngoài , người ta tìm trường để đào tạo mình thành người tài năng, còn nước mình thì người tài năng , học xong có khi lại thành người bình thường
Nhưng không phải trường nào cũng giống nhau
Việc sinh viên đại học mà thực tập bắt đi bốc vác là không thể chấp nhận được , mình chưa thấy trường nào như thế . Thường chỉ cho quét nhà pha chè rót nước, ngồi chơi là cùng .
Trường mình thì 95% các thầy không ăn phong bì , không thu tiền dạy thêm vì các thầy làm thêm ở ngoài kiếm được khá nhiều rồi, vặt của sv làm gì.
Giờ trường đại học mọc lên như nấm, kiểu như phổ cập đại học , thế làm sao mà khá đc .
Thôi kệ sự đời, ta cứ đi tiếp thôi !
  Trả lời với trích dẫn


Cũ 11-03-2013, 12:52 PM   #3
taydohn
Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 51
Online Status: taydohn đang online
Mặc định

Trường bác cũng học tín chỉ nhưng có vẻ khác trường tôi một tí,
Có 1 việc rất là vô lí, ai đã qua rồi, đóng thêm tiền cải thiện ( khá đắt ) sẽ được học lại để nâng cao điểm, nếu cao hơn thì lấy, thấp hơn thì thôi và cũng vì đó mà điểm lần 1 thì bình thường thôi nhưng nếu cải thiện thì cao hơn. Cùng 1 bài thi nếu chấm bình thường thì khác, chấm cải thiện thì khác. Để cải thiện sinh viên sẽ phải đưa ra một khoản tiền không nhỏ. Tính sơ qua 1 tháng hè nhà trường thu về không dưới 5 trăm triệu tiền cải thiện. Nó sẽ đi đâu.......

trường tôi trượt học cải thiện cũng như học lại,học vào các học kì chính ( không phải kì hè) đóng tiền như sinh viên học lần 1,điểm thì lấy ở lần học cuối cùng tức là cải thiện mà điểm thấp hơn lần 1 thậm chí trượt vẫn phải ngậm ngùi chấp nhận thôi.
học kì hè thì học phí mới đắt gấp rưỡi ,mà ai cũng như ai bất kể chính sách cải thiện học lại.....chấm bài chắc các thầy cũng chẳng cần biết thằng này học lại lần máy đâu/// thằng bạn tôi trượt một môn 4 kì liên tiếp rồi đó,giờ muộn rồi mai lại trao đổi tiếp với bác<:-P<:-P<:-P<:-P
  Trả lời với trích dẫn


Cũ 11-03-2013, 12:52 PM   #4
apkd
Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 50
Online Status: apkd đang online
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Chỗ tôi cùng 1 lớp học thì bài thi cải thiện và học lại sẽ được để riêng ra cho " dễ chấm ". Tiền học cải thiện cao gấp rưỡi tiền học lại thì điểm phải cao hơn là đúng rồi :|. Như vậy mới khuyến khích được phong trào cải thiện chớ
  Trả lời với trích dẫn


Cũ 11-03-2013, 12:52 PM   #5
vn.p.mai
Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 41
Online Status: vn.p.mai đang online
Mặc định

Nhưng vẫn phải chịu thôi. Ở đây nhà trường sẽ " kí hợp đồng " với công ty nào đó cho SV lên thực tập. Và sau đó công ty đó xử lí các " con hàng " thế nào là tùy ở họ. Nếu họ tử tế thì ta bình thường mà nếu bọn họ đểu rả thì ta chấp nhận số phận giống như nô lệ ngày xưa ấy. Họ biết SV cần cái điểm do họ đánh giá nên họ càng được chân lân đến đầu, bóc lột hết sức. Qua đấy mình cũng hiểu hơn về thế nào là tư bản chủ nghĩa Hôm nhận điểm đánh giá mình đã có ý tưởng lập trình bom hẹn giờ tặng công ty ấy rồi vào tù cũng được, ra tù tặng tiếp.
  Trả lời với trích dẫn


Cũ 11-03-2013, 12:52 PM   #6
utes
Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 47
Online Status: utes đang online
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

nếu đúng như bạn nói thì chỗ bạn làm không đúng với chính sách của nhà nước về học tín chỉ rồi
thấy chỗ bạn vậy tôi cũng thấy tự hào về trường mình khi làm đúng luật,sau này bạn làm hiệu trưởng thì nhớ sửa lại luật của trường nhá
à bạn qua giúp tôi về watchdog cái
http://www.dientuvietnam.net/forums/...ad.php?t=38132
  Trả lời với trích dẫn


Cũ 11-03-2013, 12:52 PM   #7
vinatex-vfc
Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 51
Online Status: vinatex-vfc đang online
Mặc định

Mình nói sai sét đánh mình chết. Mình thấy nó ngày càng biến chuyển theo hướng " bựa ". Mà hỏi ý kiến các bạn về vấn đề này ai cũng trả lời 1 câu rất là ngắn gọn : " Chuối ".
____
Còn cái " wắt đoóc " thì mình ko giúp được đâu. Sorry.
  Trả lời với trích dẫn


Cũ 11-03-2013, 12:52 PM   #8
vietgate
Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 50
Online Status: vietgate đang online
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Hì bức xúc của bác là bức xúc chung của rất nhiều anh em đang học đại học đấy bác àh Còn quá nhiều sự bất công và không hợp lý trong nên giáo dục việt nam mình không chỉ riêng gì ở đại học mà ngay cả cấp 3 em đã nhận ra được điều đó chịu thôi bác ạ mình chỉ đóng góp ý kiến hy vọng ngày nó càng cải thiện hơn chứ 1 sớm 1 chiều thì ko thể nào mà thay đổi cả 1 nền giáo dục đâu còn nhiều thứ để nói lắm ko hết đâu thôi thì mình cứ an phận mình đã học đọc gì tiếp thu những gì thì tự mình trắc lọc ra và nắm bắt cơ hội để học cái mình muốn thôi Tự học là chính

P/S: Hên cho em 1 cái là em được học 1 chương trình liên kết nước ngoài (nó bê y cái cây chương trình của tụi nó về dạy) thành ra nhưng môn đại cương trái ngành em không có học. Ngoài 3 môn chính trị thì em không học môn nào trái ngành hết . Có 1 vấn đề may mắn nữa là em có được những giáo sư nước ngoài dạy và thật sự ngạc nhiên về mức độ truyền đạt giảng dạy của giáo sư nước ngoài, theo cảm nhận của em ( riêng với những người em đã được học) thì chỉ có 2 chữ tuyệt vời. nói không phải khoe khoan gì. Em chỉ muốn chia sẽ những quan điểm cảm nhận của bản thân thôi . Các bác đừng chém em tội
  Trả lời với trích dẫn


Cũ 11-03-2013, 12:52 PM   #9
minhkhago
Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 61
Online Status: minhkhago đang online
Mặc định

Tôi vào đại học ngành điện tử viên thông mà mất 2 năm để học cơ bản, trong 2 năm đó học đủ thứ từ kinh tế xã hội, triết học, chủ nghĩa Mac -Lê, pháp luật, vẽ vời...Tôi thấy mất hơi nhiều thời gian nhưng sau này ra trường rồi mới thấy những cái đó có lẽ không thừa đâu. Có khi mình dùng những kiến thức đó mà không biết rằng mình đã từng học về nó.
Còn nhớ có thầy giáo dạy môn xã hội nào đó đã nói trước cả lớp tôi rằng làm bài thi tôi cho các cô cậu mở vở của mình ra chép, vì như thế các cô cậu đã được 1 lần nghe và 2 lần chép lại. Như vậy là trong đầu các cô cậu kiểu gì cũng còn lưu lại 1 chút gì đó.
Sau 1 tháng bạn quên kiến thức đó đi cũng không sao, gian lận cũng chẳng sao, nhưng trong 20 năm nữa, trong cuộc sống bạn bắt gặp nó hiện hữu, bạn sẽ mang máng là biết tìm nó ở đâu, hơn là chả biết nó là cái gì.

Mình chỉ nói về "Các môn trái chuyên ngành, liệu có quá cần thiết" thôi nhé, Về tệ nạn thì ko tham gia.
  Trả lời với trích dẫn


Cũ 11-03-2013, 12:52 PM   #10
dthduong
Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 37
Online Status: dthduong đang online
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Đúng vậy, không thừa nhưng không quá quan trọng và chiếm mất quá nhiều thời gian. Dĩ nhiên sau này có dùng nhưng đó toàn là những thứ ta học ngoài đời chứ không phải từ sách vở.
Cái nhớ mang máng ấy mới là cái giết ta vì khi đó ta không nhớ là nó đúng hay sai nữa, nói chung là không chắc chắn và do đó ta cũng chỉ biết là ta đã học và học gì thì ta chịu :|
  Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.
Diễn đàn được xây dựng bởi SangNhuong.com