|
![]() |
![]() |
#1 |
Member
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 71
Online Status:
![]() |
![]() "Alô tầu chúng tôi sắp chìm, tọa độ X Y, cứu với ... tút tút tút, mất liên lạc." Đọc những dòng tin qua báo điện tử, lòng tôi se lại. Mặc dù chưa lần nào được đi tầu trên biển, tôi cũng cố thử hình dung những mẩu điện đàm tuyệt vọng của một con tầu đang phải vật lộn trong sóng gió dữ dội của cơn bão Chanchu. ... Đọc tin từ vnexpress: Vẫn còn 143 thuyền viên mất tích, trong số 55 người vớt được chỉ có 30 người sống sót, 25 thi thể đang trong tình trạng bị phân huỷ, bạn tàu đã phải dùng muối để ướp giữ thi thể. Số ngư dân mất tích trong bão có thể hơn 300 Vẫn còn 143 thuyền viên Đà Nẵng mất tích, 25 người đã vớt được xác. Quảng Nam cũng có 130 thuyền viên đang mất liên lạc cùng tàu. Số ngư dân có mặt tại vùng biển Đài Loan trong thời gian này còn lớn hơn nhiều. Hai ngày nữa, tàu chở thi thể 25 ngư dân được vớt mới về đến đất liền. ....... Chúng ta cùng cầu nguyện cho những người còn lênh đênh trên biển sẽ gặp được thuyền cứu hộ. Các bạn làm điện tử ơi các bạn nghĩ gì đây. Chẳng nhẽ sóng radio chỉ để truyền những câu nói tuyệt vọng bay vào vũ trụ thôi sao. |
![]() |
![]() |
#2 |
Member
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 67
Online Status:
![]() |
![]() Bạn nào cho biết các tàu đánh cá xa bờ hoạt động ở khoảng cách bao nhiêu so với bờ biển nhỉ. Theo như biết thì vẫn có thể nhận được tin của đài tiếng nói Việt Nam. |
![]() |
![]() |
#3 |
Member
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 57
Online Status:
![]() |
![]() Vâng, thì cái đài châu á tự do nó đặt tận Philippine, còn phát được đến tận HN cơ mà, huống gì đài TNVN có trạm phủ sóng khắp nơi. Đau lòng thật.
|
![]() |
![]() |
#4 |
Member
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 64
Online Status:
![]() |
![]() Vấn đề là công suất phát. Như vậy có thể chuẩn hóa toàn bộ máy phát của các tàu và đặt một hệ thống thông tin dọc bờ biển. Kết nối bằng RF về backbone quốc gia và 1 - 3 trung tâm điều phối. Hệ thống này có thể kết hợp với hệ thống định vị với số lượng tàu như hiện nay thì mỗi thiết bị sẽ không quá đắt (sản xuất số lượng nhiều). Như vậy trung tâm điều hành sẽ có thể biết được vị trí các tàu. Một dự án này thường được một đơn vị quân sự triển khai. Nếu không ăn chia thì có lẽ cũng không tốn quá nhiều kinh phí đâu. Tôi nghĩ sau vụ này sẽ có nhiều người đục nước... |
![]() |
![]() |
#5 |
Member
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 74
Online Status:
![]() |
![]() Em cũng biết một tí về định vị toàn cầu (dùng GPS). Theo em biết thì giá thành của thiết bị GPS không quá 100 USD, còn dạng module thì có vài chục USD. Ý tưởng của em là kết nối GPS với con PIC và bộ đàm qua Digital Selective Calling chanel (http://en.wikipedia.org/wiki/Digital_Selective_Calling) là có thể truyền tọa độ của tàu thuyền về trung tâm cứu hộ. Rất tiếc ý tưởng vẫn chỉ là ý tưởng mà không phục vụ được cho đất nước
|
![]() |
![]() |
#6 |
Member
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 74
Online Status:
![]() |
![]() Các tàu bây giờ nó có thiết bị định vị hết rồi ![]() |
![]() |
![]() |
#7 |
Member
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 59
Online Status:
![]() |
![]() Rẻ tiền nhất là dùng máy phát mã mooc. Trên tàu chỉ cần bộ thu và giải mã. Kết hợp với GPS trên tàu. Từ đó chỉ ra quãng đường ngắn nhất có thể tránh được là đi như thế nào. Cái máy thu + tất cả chi tiết khác như màn hình , Loa thông báo trên tàu chắc không qua 10 triệu. Dùng chính kênh sóng của đài tiếng nói VN để phát. Mối giờ chỉ cần phát 1 phút là OK rồi.
Cách nữa rẻ tiền hơn nhiều. Cái này không dùng thì sẽ bị bán sắt vụn. Đó là hệ thống trạm phát của dịch vụ nhắn tin. Bây giwof chắc còn khoảng 1000 máy phát. Phát chuyển tiếp ra Trường sa, Hoàng sa. Sau đó phát tiếp đến các tàu. Máy nhắn tin cải tiến thêm 1 chút mất 1 triệu là có thể thông báo tin đeens các tàu rồi. Cấp cao hơn. Xin chia sẻ các kênh thông tin của hệ thống AIS China. Từ đó giải mã thành tiếng Việt cho bà con dùng. Rẻ, nhanh. Quan trọng là cần người có cái tâm. Nếu làm vì những người đánh cá thì rất rẻ, nhưng còn phải mua ô tô và xây nhà nữa thì giá là vô cùng. Chẳng khi nào đủ. |
![]() |
![]() |
#8 |
Member
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 73
Online Status:
![]() |
![]() Ngoài ra. Để cứu nạn được nhanh. Làm cho mỗi thuyền viên 1 máy phát SOS đeo tay như đồng hồ điện tử. Khi bị nạn thì máy tự động phát 5 phút 1 lần. các tàu cứu hộ căn cứ vào tọa độ mà máy đó gửi tới thì chắc bão hay đêm đều có thể nhanh chónh tìm ra vị trí cứu hộ. Không phải đi tìm theo kiểu may mắn thì được. |
![]() |
![]() |
#9 |
Member
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 61
Online Status:
![]() |
![]() Theo thầy H.D.Chiến phát biểu trên tuổi trẻ hôm nay thì VN đã có sẵn hệ thống thông tin Duyên Hải với hàng chục trạm phát mỗi trạm hàng kw. Việc liên lạc như thấy Chiến nói công nhận khó, các máy phát icom đều kô thể phát về tới bờ đc trong điều kiện mưa bão thế, dù sao các thiết bị hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn vẫn có thể phát huy tác dụng trong công tác cứu hộ.
|
![]() |
![]() |
#10 |
Member
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 57
Online Status:
![]() |
![]() Theo suy nghĩ của tôi thì phải ứng dụng công nghệ mạng MESH network vào vụ này có lẽ phù hợp nhất: - Mỗi một máy thu phát (Transceiver) trên tàu hoạt động như một nút mạng (node). Ngoài việc thu phát thông tin của chính nó đối với trạm gốc (Base Station) ở đất liền thì nó còn phải thực hiện làm nhiệm vụ của 1 repeater nữa. Có như vậy mới tận dụng được hạ tầng của "hệ thống mạng trên biển" mà không đòi hỏi nâng cao công suất máy phát 1 cách quá đáng. Thông thưởng các máy bộ đàm ICOM, MOTOROLA, hay KENWOOD gì đó chỉ khai thác ở mức công suất 25-50Watt là khiếp rồi. - Mỗi khi một nút mạng (tàu) nào đó không thể kết nối trực tiếp được với trạm ở đất liền thì nó sẽ tự động tìm đến những nút mạng (tàu) nào đó gần nhất có khả năng liên lạc được để kết nối và chuyển dữ liệu (theo cách bắc cầu) và cứ thế truyền về trạm đất liền. Cách này đã được sử dụng rất nhiều trong các hệ thống Radio Modem (ví dụ như VersaNet - xem www.radiodata.co.uk để tham khảo thêm). Bên trong nó cũng chỉ là 1 con PIC (hay 8051 gì đó, kết hợp với khối RF). - Cứ theo cách như vậy thì các tàu xa sẽ truyền dữ liệu "bắc cầu" qua các tàu gần bờ phía trong hơn và về tới đất liền. - Với công nghệ MESH như được giới thiệu hiện nay, công suất của mỗi nút mạng được giảm đi rất nhiều mà phạm vi phủ sóng vẫn được mở rộng rất tốt. Một vài đề xuất thô thiển của tôi, mong được thêm nhiều cao nhân về mạng chỉ giáo thêm. Đề tài về truyền dữ liệu GPS tôi rất quan tâm đã từ lâu... |
![]() |
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
![]() |
|
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|